
HƯỚNG DẪN LẮP ĐẶT BƠM CÔNG NGHIỆP ĐỂ CÓ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TỐT NHẤT
Đăng bởi: CÔNG NGHIỆP ĐẠI NAM
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều nhà cung cấp máy bơm công nghiệp nhưng để được tư vấn cách lắp đặt máy bơm công nghiệp hiệu quả thì chỉ những nhà cung cấp bơm có kinh nghiệm và am hiểu về sản phẩm mới có thể tư vấn tốt cho bạn.
Với kinh nghiệm hơn 15 năm trong lĩnh vực cung cấp hệ thống máy bơm công nghiệp, van công nghiệp, chúng tôi xin đưa ra một số vấn đề cần chú ý khi lắp đặt bơm công nghiệp như sau:
Các bước tiến hành để lắp đặt máy bơm công nghiệp đạt hiệu quả sử dụng tốt nhất và đảm bảo tuổi thọ cho bơm:
Máy bơm công nghiệp có đặc trưng cơ bản là có lưu lượng và cột áp cao, được thiết kế dễ dàng trong lắp đặt, dễ sử dụng và có thể lắp đặt song song cho hệ PCCC, hệ thống cấp nước sinh hoạt hoặc sản xuất nên giúp tiết kiệm được chi phí. Vậy khi lắp đặt máy bơm nước công nghiệp, để mang lại hiệu quả cao nhất cho trạm bơm bạn nên chú một số điều sau:
1. Chuẩn bị lắp đặt bơm
- Nâng hạ bơm rất quan trọng trong quá trình lắp đặt nên phải tuân thủ đúng quy trình. Không gây va đập thiết bị có thể gây ra bể vỡ thiết bị, đặc biệt là Phớt làm kín.
2. Vị trí đặt bơm
- Bơm phải được đặt ở vị trí khô ráo, thoáng gió, tránh vị trí gây đóng sương.
- Phải thuận tiện cho quá trình kiểm tra sửa chữa, vệ sinh bơm và động cơ.
- Khi bơm nước nóng thì bơm phải được bảo ôn sao cho tránh trường hợp gây bỏng cho người vận hành
3. Bệ móng lắp đặt bơm
Bệ bơm phải được lắp đúng theo khuyến cáo của Nhà sản xuất, trong trường hợp lắp sai có thể dẫn đến phá hỏng linh kiện bơm. Bơm được lắp đặt trên bệ quán tính thì bệ này phải đủ nặng để cố định bơm trên đó thành 1 khối. Bệ quán tính phải có khả năng loại trừ những rung động bình thường khi chạy bơm hoặc sốc khi bắt đầu chạy/ dừng bơm.
Bơm lắp đặt trên bệ quán tính hoặc trên nền thì bệ bơm phải được nằm hoàn toàn trên 1 mặt phẳng
4. Lắp đặt giảm chấn, khớp nối mềm
Để giảm rung động trên đường ống trong quá trình vận chuyển nước trong đường ống. Hệ thống ống đầu vào / ra phải được lắp đặt giảm chấn “ expansion join” và bệ phải được lắp đặt lò xo chống rung động.
5. Đường ống đấu nối
Đường ống lắp đặt phải chịu được ứng lực của đường ống, kích thước phải phù hợp. Đường ống phải được làm tránh tình trạng có túi khí trong đường ống đặc biệt là với đầu hút.
Chắc chắn quá trình lắp đặt phải đảm bảo chất lỏng đầu vào được phân bố đều 2 bên của cánh hút.
Ngoài ra nếu bơm lắp đặt với trạng thái nước đầu vào hút tĩnh thì phải lắp đặt thêm rọ hút.
Ngoài ra đường ống đầu ra phải lắp đặt thêm van cách ly để tiện cho quá trình bảo trì bơm, van 1 chiều để bảo vệ bơm tránh dòng quẩn cũng như khi dừng bơm và thiết bị chống va.
6. Đường hồi
Trong trường hợp sự cố xảy ra bơm chạy mà đầu ra bị khóa. Thì đầu ra của bơm phải có đường nước lưu thông bằng ít nhất 10% của giá trị lưu lượng lớn nhất.
7. Thiết bị đo
Thiết bị đo lắp đặt để chỉ báo trạng thái hoạt động của bơm. Lắp đặt đồng hồ áp suất ở đầu vào/ ra.
Để kiểm tra tải của động cơ nên lắp đặt thêm đồng hồ đo dòng.
8. Kiểm tra chiều quay của động cơ
Lắp đặt bơm theo chiều mũi tên trên thân bơm.
9. Phớt bơm
Phớt bơm có nhiệm vụ làm kín tránh hiện tượng rò rỉ. Nếu trong trường hợp bị rỉ nước cần kiểm tra ngay. Nếu bề mặt bị hỏng thì cần phải thay thế mới. Phớt phải được xử lý rất cẩn thận.
10. Động cơ
Động cơ phải lắp đặt nơi khô ráo và thông thoáng và giữ động cơ luôn sạch sẽ, đảm bảo động cơ được làm mát bằng quạt tản nhiệt. Nếu động cơ lắp đặt ở môi trường bụi bẩn thì nó phải được thường xuyên vệ sinh định kỳ
11. Căn chỉnh độ cân bằng
Khi bơm xuất xưởng vấn đề căn chỉnh đã được thực hiện để chắc chắn rằng trục bơm- trục động cơ hoàn toàn cân bằng. Nhưng do quá trình vận chuyển lắp đặt mà độ cân bằng này có thể bị thay đổi do đó sau khi lắp đặt trước khi đưa bơm vào hoạt động cần phải kiểm tra lại điều này.